Cứu hộ xe 24/7
CỨU HỘ HÀ NỘI 247
DỊCH VỤ SỬA XE MÁY TẠI NHÀ HÀ NỘI
NHANH CHÓNG – TIẾT KIỆM – TẬN TÂM – CHUYÊN NGHIỆP
Bảo Dưỡng Xe Máy – Sửa xe máy tại nhà Hà Nội
với nhu cầu ngày càng tăng về các dịch vụ tại nhà hiện tại công ty chúng tôi cung cấp đến quý khách hàng dịch vụ bảo dưỡng xe gắn máy tận nhà
sau 1 quá trình dài sử dụng xe máy của chúng ta thường gặp phải rất nhiều vấn đề nhỏ nhặt cũng như các vấn đề lớn hoặc sự khó chịu nhất định mà chưa biết cách khắc phục hoặc sửa chữa như thế nào cho hợp lý. dưới đây chúng tôi đưa ra quy trình bảo dưỡng xe gắn máy tại nhà quý khách hàng nhắm mục tiêu tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí cho khách hàng, để những ngày cuối tuần bạn có thể dành thời gian bên gia đình
[ Quy Trình Bảo Dưỡng Xe Máy ] – Gọi ngay để đặt lịch [ 0339 71 0092 ]
Bước 1:
Kỹ thuật viên kiểm tra áp suất hơi từ vỏ lốp, nếu áp suất không đủ cần bổ sung lập tức bởi khi nếu bạn chạy với tốc độ cao sẽ làm cho vỏ lốp bị hư hỏng hoàn toàn.
Đồng thời, chống đứng – ngang, gác chân đều phải đảm bảo bôi trơn tốt và chắc chắn.
Bước 2:
Kiểm tra tiếng động bất thường từ động cơ và bugi:
– Màu nâu sẫm: động cơ hoạt động tốt
– Màu đen, trắng sáng: động cơ hoạt động chưa hết công suất tối ưu
Kiểm tra khói thải từ động cơ:
– Khói thải màu đen: nhiên liệu không được đốt cháy hết
– Khói thải màu trắng: động cơ đang bị hỏng hóc hoặc nhớt lọt vào buồng đốt.
Bước 3:
Thay dầu nhớt khi đã quá cũ hoặc quá hạn, đến kỳ thay nhớt tiếp theo. Điều này sẽ giúp động cơ xe máy luôn được bôi trơn tốt nhất, tăng khả năng vận hành xe và kéo dài tuổi thọ cho động cơ.
Bước 4:
Kiểm tra hệ thống điện trên xe nhằm đảm bảo khả năng nạp điện cho ắc quy, hỗ trợ tính năng khởi động của động cơ, hệ thống điện đánh lứa luôn hoạt động trong tình trạng tối ưu nhất, tiết kiệm nhiên liệu, tránh lãng phí.
Bước 5:
Kiểm tra ắc quy: giúp bổ sung điện dịch đúng lúc, đồng thời quan sát các dấu hiệu gây hại cho ắc quy như dịch bị rò rỉ, muối đóng trên cọc bình… Nếu không được xử lý và khắc phục nhanh chóng sẽ mang lại các tác hại nguy hiểm khi bạn tham gia giao thông.
Bước 6:
Kiểm tra hệ thống xích truyền động: bôi trơn kịp thời sẽ giúp xích vận hành được trơn tru, từ đó giúp xe chạy “mướt” hơn.
Bước 7:
Kiểm tra khả năng truyền động của bộ ly hợp, bộ phận được xem là một trong những phần quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành của xe máy.
Bước 8:
Kiểm tra hệ thống phanh tránh bụi bám lâu ngày dày đặc, vệ sinh bên trong đùm xe, dùng mỡ bôi trơn hệ thống bạc đạn nếu cần thiết.
Bước 9:
Vệ sinh làm sạch các tạp chất bám trong bình xăng con, tránh làm hao xăng và giảm năng suất hoạt động của xe mát, duy trì khả năng chế hòa khí tối ưu.
Vệ sinh bình xăng lớn, việc để nước đọng trong bình lâu ngày có thể khiến bình xăng bị thủng do gỉ sét.
Vệ sinh hệ thống lọc gió giúp tăng khả năng cung cấp không khí cho động cơ, tiết kiệm nhiên liệu và không làm nóng máy ảnh hưởng đến tính năng vận hành của xe.
Bước 10:
Kiểm tra và chống sét ở niềng xe trước sau, sườn xe máy, xem xét các hiện tượng mục sườn hay không. Theo khuyến cáo, việc này nên kiểm tra ngay sau khi xe bạn trải qua mùa mưa dài.
Kiểm tra hệ thống tay – cổ lái, tránh bị lỏng. bạc đạn bị vỡ sẽ dẫn đến các nguy cơ gây nguy hiểm khi xe chạy ở tốc độ cao hoặc xử lý các tình huống cua gấp, đường xấu.
Nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước chuẩn hóa như trên, bạn cần mang xe đến các đại lý Honda gần nhất để được bảo dưỡng định kỳ. Đồng thời, bạn cũng nên tập thói quen quan sát và kiểm tra thường xuyên đồng hồ số, khi đạt đến số km nhất định hãy mang xe đến các trung tâm bảo dưỡng đúng thời điểm để tăng khả năng vận hành tốt nhất và đảm bảo an toàn cho bạn khi tham gia giao thông trên đường phố.